
[ads1]
1. Hồ Baikal

Địa điểm: Liêng bang Nga
Độ sâu: 1.642 mét

Chiếm vị trí thứ nhất trong danh sách 10 hồ nước sau nhất trên thế giới là hồ Baikal ở liêng bang Nga với độ sâu lên đến 1.642 m. Baikal vốn là một chỗ lõm sâu 7.000 m và bị một lớp trầm tích lấp trong 25 triệu năm và phía trên trầm tích là nước. Hồ Baikal dài 636 km, rộng 80 km, diện tích bề mặt là 31.722 km² và với dung tích chứa 23.600 km³. Với một . Được 336 nhánh sông cung cấp, người ta ước tính rằng hồ này chứa khoảng 20 % nước ngọt không đóng băng của trái đất – nhiều hơn số nước ngọt tại Ngũ Đại Hồ cộng lại – và 90% lượng nước ngọt của Nga. Nếu một ngày nguồn nước trên trái đất cạn kiệt, thì lượng nước trong hồ Bailka vẫn đủ nuôi sống thế giới trong 50 năm. Nó còn được gọi là “Hòn ngọc của Siberia”.
2. Hồ Tanganyika

Địa điểm: Tanzania, Cộng hoà Dân chủ Congo, Zambia, Burundi (thuộc Trung Phi)
Độ sâu: 1.470 mét

Xếp ở vị trí thứ 2 trong danh sách các hồ sâu nhất thế giới là hồ Tanganyika. Tanganyika là một hồ lớn ở Trung Phi, được coi là hồ nước ngọt lớn thứ nhì thế giới và là hồ sâu thứ nhì, sau Hồ Baikal ở Siberia. Hồ này nằm trong lãnh thổ 4 nước – Burundi, Cộng hòa Dân chủ Congo,Tanzania và Zambia, trong đó Cộng hòa Dân chủ Congo (45%) và Tanzania (41%) là 2 nước làm chủ phần lớn hồ. Hồ Tanganyika có tổng diện tích mặt nước 32.893 km², rộng 676 km, sâu 1.470 mét và có tổng dung tích nước là 18.900 km³. Nước từ hồ chảy vào hệ thống sông Congo rồi cuối cùng vào Đại Tây Dương.
3. Biển hồ Caspian

Địa điểm: Nga, Iran, Turkmenistan, Kazakhstan, Azerbaijan
Độ sâu: 1025 mét

Biển Caspian là hồ nước lớn nhất trên thế giới tính về cả diện tích (có diện tích 371.000 km²) và thể tích (thể tích 78.200 km³). Biển Caspi nằm giữa Nga ở bờ phía bắc và Iran ở bờ phía nam, đông tây giáp các nước Turkmenistan, Kazakhstan và Azerbaijan. Độ sâu tối đa của hồ là khoảng 1.025 m. Biển hồ Caspi đã phát triển từ 30 triệu năm trước từ biển Sarmatic – biển này đã từng là một phần của Đại dương Tethy nằm giữa châu Á và châu Phi ngày nay. Khoảng 5,5 triệu năm trước, biển Caspiran chính thức trở thành một cái hồ được bao bọc xung quanh bằng đất liền. Ngày nay, người ta vừa coi nó là biển, vừa coi nó là một cái hồ. Caspiran có lưu vực khép kín và không hề có “mối liên hệ” nào với đại dương. Nó lấy nước chủ yếu từ con sông Volga (80% dòng chảy vào) – con sông lớn nhất châu Âu, và sông Ural nhưng nó lại không có dòng thoát ngoại trừ việc bốc hơi nên gọi là hồ. Sở dĩ hồ được gọi là biển vì nước hồ có vị mặn của muối. Nồng độ muối của nước hồ là khoảng 1,2%, xấp xỉ 1/3 nồng độ muối của nước biển.
4. Hồ Vostok

Địa điểm: Nam cực (nằm bên dưới Trạm Vostok của Nga)
Độ sâu: 900 mét

Hồ băng Vostok là một trong hơn 400 hồ đã được biết đến ở châu Nam Cực và đây cũng là hồ sâu thứ 4 trên thế giới. Hồ Vostok bị chôn sâu dưới 4.000 mét băng và nằm dưới mặt nước biển khoảng 500 mét. Nơi rộng nhất của hồ là khoảng 250 km, nơi dài nhấ 50 km, có diện tích khoảng 12.500 km², trữ một lượng nước khoảng 5.400 km³ và độ sâu trung bình là 432 mét .
5. Hồ O’Higgins – San Martín

Địa điểm: Argentina, Chile
Độ sâu: 836 mét.

Xếp vị trí thứ tư trong danh sách này là hồ O’Higgins – San Martín thuộc hai quốc gia Argentina và Chile với độ sâu 836 m và cũng là hồ sâu nhất châu Mỹ. Hồ O’Higgins – San Martín được đặt theo tên của hai anh hùng dân tộc của Argentina là José de San Martín và của Chile là Bernardo O’Higgins. Hồ này có tổng diện tích bề mặt 1,013 km²: phần thuộc Argentina có diện tích 521 km² và phần thuộc Chile có diện tích 459 km². Hồ O’Higgins – San Martín được cung cấp nước bởi sông Mayer cùng hai sông băng O’Higgins và Chico (thuộc phần phía nam của vùng băng giá Patagonic) và đổ vào Thái Bình Dương với tốc độ 510 m³/s qua sông Pascua
6. Hồ Malawi

Địa điểm: Malawi, Mozambique, Tanzania
Độ sâu: 706 mét

Hồ Malawi (cũng gọi là hồ Nyasa, hồ Nyassa, hồ Niassa ở Tanzania hay Lago Niassa ở Mozambique), là một hồ trong các hồ lớn ở châu Phi. Hồ này nằm ở vùng cực nam của hệ thung lũng tách giãn Lớn ở Đông Phi. Đây là hồ nước ngọt lớn thứ ba ở châu Phi, lớn thứ 8 trên thế giới và cũng là hồ sâu thứ nhì châu Phi. Nó nằm giữa các nước Malawi, Mozambique và Tanzania. Vùng nước nhiệt đới của hồ lớn này được cho là nơi sinh sống của nhiều loài cá hơn bất cứ vùng nước ngọt nào trên trái đất, trong đó có trên 1.000 loài cá hoàng đế. Hồ Malawi có chiều dài lớn nhất từ 560 km tới 580 km, nơi rộng nhất là khoảng 75 km. Diện tích tổng cộng của hồ là khoảng 29.600 km². Độ sâu trung bình 292 m, độ sâu tối đa 706 m, dung tích 8,400 km³. Sông lớn nhất chảy vào hồ này là sông Ruhuhu. Hồ nước ngọt lớn này có một lối thoát ở cuối phía nam là sông Shire, một chi lưu chảy vào sông Zambezi rất lớn ở Mozambique.
7. Hồ Issyk Kul

Địa điểm: Kyrgyzstan
Độ sâu: 668 mét

Issyk Kul (còn có tên khác là Ysyk Köl, Issyk-Kol) là một hồ lòng chảo nội lục ở vùng núi phía bắc dãy núi Tian Shan (Thiên Sơn) ở phía đông Kyrgyzstan. Nó là hồ nước có thể tích lớn thứ mười trên thế giới, là hồ nước mặn lớn thứ hai sau biển hồ Caspian và là hồ có độ sâu lớn thứ 7 trên thế giới với độ sau 668 m. Mặc dù nó được bao quanh bởi những đỉnh núi phủ tuyết trắng nhưng một điều đặc biệt là nó không bao giờ bị đóng băng. Vì thế tên của nó trong tiếng Kyrgyzstan có nghĩa là “hồ nước nóng”. Theo các nhà khảo cô học, hồ Issyk Kul là địa điểm của khu đô thị cổ đại của một nền văn minh phát triển rực rỡ cách đây 25 thế kỷ.
Một số số liệu thống kề về hồ Issyk Kul: nơi dài nhất: 182 km; nơi rộng nhất 60 km; độ sâu trung bình 270 m; nơi sâu nhất 668 m; diện tích bề mặt 6.236 km²; dung tích 1,738 km³.
8. Hồ Great Slave

Địa điểm: Canada
Độ sâu: 614 mét.

The Great Slave Lake (tiếng Pháp: Grand lac des Esclaves) là hồ lớn thứ hai trong phần lãnh thổ Tây Bắc của Canada (sau hồ Great Bear), hồ sâu nhất ở Bắc Mỹ với 614 mét và là hồ lớn thứ mười trên thế giới. Nó có chiều dài 469 km, rộng từ 20-203 km, có một diện tích 27.200 km². Dung tích của nó dao động từ 1.070 km³ đến 1.580 km³ và có thể lên đến 2.088 km³. Cũng giống như các như hồ Athabasca hay Big Bear, hồ Great Salve là tàn dư của lưu vực sông băng còn sót lại thời kỉ băng hà. Hồ Great Slave rất lạnh và sâu tới 614 m.
9. Hồ Crater

Địa điểm: Hoa Kỳ
Độ sâu: 594 mét

Khung cảnh thiên nhiên đẹp tuyệt vời này là nét nổi bật chính của khu vực vườn quốc gia hồ Crater tại bang Oregon, Hoa Kỳ. Hồ nước có hình dạng hõm chảo này được hình thành bởi sự sụt lún của vùng đỉnh núi lửa Mazama vào khoảng 7,700 năm trước, nổi tiếng với màu nước xanh dương trong vắt đến sâu thẳm của nó.
10. Hồ Matano

Địa điểm: Indonesia
Độ sâu: 590 mét

Đây được xem là hồ sâu nhất khu vực Đông Nam Á, hồ nằm ở Nam Sulawesi, Indonesia. Matano cũng là địa điểm khai thác những mỏ nickel lớn nhất thế giới.
[ads2]